Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Tuổi thơ sớm nhuộm bụi trần gian

Mới 11 tuổi, Hậu đã có 3 năm bán vé số. Hậu kể, năm 2011 em theo chân người cậu ra Đà Nẵng bán vé số. "Lúc đầu ba mẹ không cho nhưng em vẫn xin đi, ngày đầu đi bán em chẳng bán được bao nhiêu dù nhận có 100 tờ. Nhưng giờ thì quen rồi, mỗi ngày em bán được gần 300 tờ, hoa hồng hơn 100 nghìn đồng", Hậu khấp khởi kể.

1. Tôi vô tình gặp Nguyễn Thanh Hậu ở quán nước trên đường Ông Ích Khiêm (Đà Nẵng). Quê Hậu ở tận xã Bình Thanh Đông, vùng quê còn nhiều nghèo khó của H. Bình Sơn (Quảng Ngãi), cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vài sào đất ruộng. Vì thế mà mới 11 tuổi, Hậu đã có 3 năm bán vé số và tờ dò kqxs. Hậu kể, năm 2011 em theo chân người cậu ra Đà Nẵng bán vé số. "Lúc đầu ba mẹ không cho nhưng em vẫn xin đi, ngày đầu đi bán em chẳng bán được bao nhiêu dù nhận có 100 tờ. Nhưng giờ thì quen rồi, mỗi ngày em bán được gần 300 tờ, hoa hồng hơn 100 nghìn đồng", Hậu khấp khởi kể.
Số tiền Hậu kiếm được mỗi ngày là khá lớn so với lứa tuổi của em, nhưng mấy ai biết được rằng bước chân bé nhỏ của nó phải qua bao con phố, nhịn ăn trưa để tiết kiệm tiền, mỗi đêm về thì co ro ngủ cùng với những "đồng nghiệp" khác ở đại lý bán vé số. Hỏi đi nhiều thế có mệt không, Hậu cười: "Em không thấy mệt, mà còn vui vì kiếm được tiền. Tiền dành được em đưa cho cậu giữ giúp, lúc nào về đưa cho ba mẹ nuôi em và mua quần áo mới cho em đi học", giọng Hậu quá già dặn so với lứa tuổi của mình.

Trong những ngày hè này, thật dễ để gặp những đứa trẻ như Hậu ở Đà Nẵng. Nguyễn Kiên, mới 9 tuổi, quê ở xã Tiên Cảnh (H. Tiên Phước, Quảng Nam) đang mang xấp vé số thừa trả lại cho đại lý trên đường Lê Lai (Đà Nẵng). Sau một ngày vất vả, em kiếm được 50 nghìn đồng, sau đó em nhận xấp vé số khác để tiếp tục đi bán. "Mỗi ngày em chỉ bán được 100 tờ thôi, nên phải tranh thủ bán vào ban đêm nữa. Hồi mới ra Đà Nẵng chưa quen đường nên em đi lạc hoài. Nhiều khi cũng bị các anh chị lớn khác dọa đánh nữa nhưng chừ em quen rồi", Kiên kể. Ba Kiên mất trong một tai nạn thương tâm cách đây chưa lâu, mẹ ở nhà chăm em nhỏ vừa sinh. Thế nên, mỗi khi đến hè em lại đi bán vé số phụ mẹ nuôi em. "Em là trai trưởng nên phải kiếm tiền lo cho mẹ và em", Kiên nói và bước nhanh đến những quán cà-phê chỉ còn lác đác khách.
Ngoài những đứa trẻ bán vé số, dọc các quán nhậu ven biển ở Đà Nẵng, người ta bắt gặp không ít các bà mẹ ẵm theo những đứa con nhỏ trên tay để bán hàng hay những đứa trẻ mang theo cốc, ổi, xoài cố nằn nỉ người mua cho bằng được..., trong khi đó những người lớn đứng ở đằng xa chờ để chở các em đến địa điểm khác. Một lần, tôi gặp cô gái trẻ ẵm con đi bán hàng giữa trời nắng cháy da, hỏi sao không để con ở nhà, cô gái phân trần rằng gia đình nghèo khó, không có tiền gởi trẻ nên phải bồng con theo. Tôi biết, đó chỉ là cách nói...
Nguyễn Thanh Hậu và Nguyễn Kiên trên đường mưu sinh.
2. Mới đây, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Đặng Quang Vinh (19 tuổi, trú P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ) 15 năm tù giam về tội hiếp dâm trẻ em. Hình phạt dành cho Vinh là thích đáng, thế nhưng đằng sau đó nỗi đau của gia đình bị hại không dễ nguôi ngoai một sớm một chiều. Chị T.-mẹ của bé gái kể, khi chia tay chồng, chị cùng con gái đến Hòa An thuê nhà. Do gia cảnh khó khăn, hằng ngày từ khuya chị T. đã phải lo đến cảng cá Thọ Quang mua cá bán kiếm lãi, để con gái ở nhà một mình. Vinh biết được quy luật này, nên trèo tường vào nhà đe dọa và hãm hiếp con gái chỉ mới 10 tuổi của chị. Sự việc chỉ bại lộ khi chị T. cho con gái vào TPHCM chơi với người thân. Không biết điều này nên Vinh bổn cũ soạn lại, trèo tường vào nhà thì bị chị T. bắt gặp. Nghi ngờ, chị T. gặn hỏi thì con gái mới kể hết sự thật. "Từ ngày bị xâm hại, cháu học sa sút, tinh thần hoang mang, lo sợ. Tôi rất lo, sợ sự việc này ảnh hưởng đến tương lai của cháu", chị T. lo lắng.
Tuy nhiên không phải trường hợp trẻ em nào bị xâm hại cũng được trình báo với CQĐT. Bà Trương Thị Như Hoa, Giám đốc Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội TP Đà Nẵng cho biết, nhiều trường hợp gia đình các cháu bi hại không báo sự việc với cơ quan chức năng vì sợ điều tiếng. Bởi đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em đa số có mối quan hệ quen biết với gia đình nạn nhân. Đó là hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, anh em, thậm chí là bố đẻ, bố dượng. Chính vì thế mà không mấy gia đình cảnh giác, đề phòng trước những đối tượng này. Nạn nhân thường là các cháu nhỏ không có đầy đủ khả năng để tự bảo vệ mình trước sự xâm hại của các đối tượng cũng như trước pháp luật.
Nhiều cháu vì bị đối tượng đe dọa nên đã giấu gia đình và mặc nhiên trở thành nạn nhân của hành vi xâm phạm tình dục trong thời gian dài. "Qua đường dây nóng hỗ trợ can thiệp khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại hay bạo hành, chúng tôi tiếp nhận và can thiệp giúp đỡ nhiều em. Có trường hợp chính người cha đã dâm ô với con mình, khiến em khủng hoảng tâm lý, sợ hãi ảnh hưởng đến học tập. Để bảo vệ con mình, các bậc phụ huynh cần phải tập huấn cho con cách phòng vệ và điều quan trọng phải quan tâm chăm sóc các em, vì phần lớn những vụ việc xâm hại trẻ em đều xuất phát từ việc thiếu quan tâm và hoàn cảnh gia đình khó khăn", bà Hoa chia sẻ.
Một phụ nữ trẻ bồng theo con nhỏ để bán hàng.
Theo thống kê của Sở LĐ-TB & XH TP Đà Nẵng, năm 2011 trên địa bàn Đà Nẵng có 19 vụ xâm hại tình dục trẻ em, năm 2012 có 21 vụ và năm 2013 có 19 vụ. Đây là con số rất nhỏ so với những địa phương khác, tuy nhiên điều đó đã để lại nhiều nỗi đau cho các em, gia đình và cả xã hội.
Trẻ em như búp trên cành, để những búp xanh đó phát triển, trưởng thành thì cần phải bảo vệ, chăm sóc. Hơn lúc nào hết chúng ta cần có hành động thiết thực để ngăn chặn nạn xâm hại và lao động trẻ em.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét