Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Quái kiệt đờn... miệng

Người dân Nam bộ đã quá quen với cây đàn guitar phím lõm dùng để đệm khi ca vọng cổ. Thế nhưng, ở Long An có một “quái kiệt” chỉ dùng… miệng của mình để đờn cho người khác ca cổ nhạc.

 
Quái kiệt Bảy On đang biểu diễn đàn vọng cổ bằng miệng tại một bữa tiệc cưới và được khách dự tiệc ủng hộ mua vé số (ảnh phải) - Ảnh: Chụp từ clip

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nâng niu những đồng tiền sạch

Con hẻm sâu hun hút. Vắng lặng. Thỉnh thoảng một vài người vội đến rồi cũng vội đi. Nằm ngay trung tâm thành phố nhưng mấy ai biết được xóm nghèo này. Nơi đây hội tụ hàng trăm mảnh đời từ vùng quê Phú Yên dạt vào. Họ chỉ chuyên một nghề: bán vé số dạo...

Nhọc nhằn nghề bán vé số
Nằm trên đường Nguyễn Trãi, men theo hông nhà khách Phương Nam (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM) đi sâu vào bên trong, xóm vé số Phú Yên luôn yên ắng.
Mỗi ngày khoảng từ 15g đến 17g mới nhộn nhịp được một chút. Đây là thời điểm họ trở về để trả vé ế, để lấy vé mới và cũng thanh toán các khoản nợ trong ngày.
Cũng trong thời gian ngắn ngủi này, những người bán vé số tranh thủ tắm giặt, ngồi lại bên nhau trao đổi những vui buồn của một ngày vất vả, nhiều khi vì thêm hoa hồng của việc đổi những tờ vé số trúng kqxs mà lại bị lừa hết vốn liếng, họ không biết kêu ai nên đành chia sẻ với nhau cho qua cực nhọc.
Sau đó, mỗi người một hướng cho đến khuya mạnh ai nấy về, âm thầm ru mình vào giấc ngủ.
Xóm vé số Phú Yên

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Chuyện lạ về gia đình "trời đánh" không chết

Những tia chớp xé toạc bầu trời đã trút xuống nóc nhà gia đình người nông dân nghèo khó, khiến một người đã mãi mãi ra đi, những người ở lại đã "sống dở chết dở"... Những lúc bi quan, người vợ đi tìm đến cái chết để bớt phần gánh nặng. Nhưng sự động viên kịp thời từ người chồng đã vực dậy tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình.

Hôm nay niềm hy vọng lóe sáng về một gia đình "tàn nhưng không phế" khi người con trai được lớn lên bằng tiền bán vé số và tờ dò kqxs dạocủa cha sắp trở thành người sĩ quan quân đội trong tương lai.
Bữa cơm "trời đánh"
Theo tin xổ số mới nhất đang ngồi nhâm nhi ly cafe, chúng tôi nghe "lỏm" được câu chuyện những vị khách bàn bên, mắt đang nhìn về người đàn ông bán vé số chân đi khập khiễng và nói: "Gia đình ổng bị sét đánh thương tật cả nhà, hàng ngày bán vé số kiếm sống nuôi mấy miệng ăn, vừa rồi thằng con trai mới thi đậu trường Sĩ quan Lục quân 2, đúng là nhà có phúc và giàu nghị lực, không thì sau này vết thương tái phát biết nương tựa vào ai...". Sau khi nghe những lời cảm phục đó, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của gia đình "tàn nhưng không phế". Người bán vé số đó chính là anh Nguyễn Thành Ôn (SN 1968, trú thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).
Đứa bé "lên ba" lúc nào cũng trong tay người mẹ.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Tuổi thơ sớm nhuộm bụi trần gian

Mới 11 tuổi, Hậu đã có 3 năm bán vé số. Hậu kể, năm 2011 em theo chân người cậu ra Đà Nẵng bán vé số. "Lúc đầu ba mẹ không cho nhưng em vẫn xin đi, ngày đầu đi bán em chẳng bán được bao nhiêu dù nhận có 100 tờ. Nhưng giờ thì quen rồi, mỗi ngày em bán được gần 300 tờ, hoa hồng hơn 100 nghìn đồng", Hậu khấp khởi kể.

1. Tôi vô tình gặp Nguyễn Thanh Hậu ở quán nước trên đường Ông Ích Khiêm (Đà Nẵng). Quê Hậu ở tận xã Bình Thanh Đông, vùng quê còn nhiều nghèo khó của H. Bình Sơn (Quảng Ngãi), cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vài sào đất ruộng. Vì thế mà mới 11 tuổi, Hậu đã có 3 năm bán vé số và tờ dò kqxs. Hậu kể, năm 2011 em theo chân người cậu ra Đà Nẵng bán vé số. "Lúc đầu ba mẹ không cho nhưng em vẫn xin đi, ngày đầu đi bán em chẳng bán được bao nhiêu dù nhận có 100 tờ. Nhưng giờ thì quen rồi, mỗi ngày em bán được gần 300 tờ, hoa hồng hơn 100 nghìn đồng", Hậu khấp khởi kể.
Số tiền Hậu kiếm được mỗi ngày là khá lớn so với lứa tuổi của em, nhưng mấy ai biết được rằng bước chân bé nhỏ của nó phải qua bao con phố, nhịn ăn trưa để tiết kiệm tiền, mỗi đêm về thì co ro ngủ cùng với những "đồng nghiệp" khác ở đại lý bán vé số. Hỏi đi nhiều thế có mệt không, Hậu cười: "Em không thấy mệt, mà còn vui vì kiếm được tiền. Tiền dành được em đưa cho cậu giữ giúp, lúc nào về đưa cho ba mẹ nuôi em và mua quần áo mới cho em đi học", giọng Hậu quá già dặn so với lứa tuổi của mình.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Tụ điểm nuôi trẻ để bán vé số

Công an đang làm rõ việc tập trung trẻ chưa thành niên đi bán vé số.

Công an quận 3 (TP.HCM) phối hợp cùng Công an phường 14 (quận 3) kiểm tra hành chính nhà số 220/204 Lê Văn Sỹ. Tại đây công an phát hiện có hơn 20 người đang lưu trú nhưng phần lớn không khai báo tạm trú, trong đó có cả trẻ em hành nghề bán vé số và tờ dò kqxs dạo.
22 người đang sống trong căn nhà khoảng 15 m2 do vợ chồng ông Thu thuê mướn để đi bán vé số. 

Tình yêu của người chồng một chân nuôi vợ ung thư

Gia cảnh nghèo khó, vợ ung thư vú, ông Thái mất một chân vẫn hàng ngày lăn xe đi bán vé số khắp Sài Gòn kiếm tiền chữa bệnh cho bà xã.
Căn gác trọ xập xệ nằm ở cuối con hẻm đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TP HCM) là nơi tá túc qua ngày của vợ chồng ông Nguyễn Thành Thái và bà Nguyễn Thị Hậu. Bị cụt một chân vì bom mìn, ngày nào ông Thái cũng dậy sớm lăn chiếc xe 3 bánh đến từng ngõ ngách Sài Gòn để bán vé số và bán thêm tờ dò kqxs để kiếm tiền nuôi gia đình và đưa vợ đi chữa trị ở Bệnh viện Ung bướu.
HOAN-CANH-dang-thuong3-5561-1406782424.j
Hàng ngày trên đường đi làm, ông Thái tranh thủ hái những loại cây cỏ về rửa sạch, phơi khô rồi sắc cho vợ uống. Ảnh: Thi Trân.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Trịnh Kim Chi muốn đẹp từng milimet

Trịnh Kim Chi nói chị chẳng sợ gì ngoài việc mình không đẹp trong mắt người khác. Chị mê cái đẹp và sâu thẳm trong tâm hồn, chị khát khao vô bờ về cái đẹp cả trong đời thường và trong nghệ thuật

Trịnh Kim Chi không phải là diễn viên có khả năng thu hút và đa dạng ở tất cả các loại vai. Mặc dù chị từng “cưa sừng” làm một cô Thắm nhảy tưng tưng trong vở Vợ khôn dạy chồng dại hay con bé bán vé số và tờ dò kqxs suốt ngày lải nhải hát các đoạn nhạc chế để bán vé số trong vở Hú hồn. Ngoại trừ 2 vai trẻ con đó, Trịnh Kim Chi khó làm phù thủy, làm lưu manh hay làm bà già thuyết phục. Nhưng chị làm đào thì ai nấy đều… phục sát đất.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Náo loạn sân tòa vì tờ vé số trúng độc đắc giả

Chánh án TAND TP Rạch Giá (Kiên Giang) Nguyễn Thành Đức cho biết chiều ngày 25-6, khi kết thúc phiên hòa giải vụ tranh chấp tờ vé số trúng độc đắc, một đám đông người đã la ó, chửi bới tại trụ sở tòa này. Công an phải đến can thiệp mới vãn hồi trật tự.

Đây là phiên hòa giải lần thứ hai giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Tuyết (ngụ xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang) với bị đơn là ông Ngô Xương Phúc (chủ đại lý vé số Triều Phát đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá). Bà Tuyết kiện đòi ông Phúc phải trả thưởng cho mình tờ vé số có kqxs trúng độc đắc trị giá 1,35 tỉ đồng (sau khi trừ thuế 10%).
Đại lý vé số Triều Phát, nơi xảy ra vụ tranh chấp trong đổi thưởng số trúng.
Đại lý vé số Triều Phát, nơi xảy ra vụ tranh chấp trong đổi thưởng số trúng.

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Đòi trả thưởng cho vé số giả

Sáng 7-5, gia đình ông Nguyễn Thành Được từ xã Mong Thọ, tỉnh Kiên Giang đã kéo đến trước đại lý vé số Triều Phát trên đường Hoàng Hoa Thám, TP Rạch Giá đòi trả thưởng cho tờ vé số có kqxs trúng giải đặc biệt dù Công an Rạch Giá đã kết luận đó là vé số bị làm giả.
Ông Nguyễn Thành Được cầm tờ vé số được cho là trúng giải đặc biệt trị giá 1,5 tỉ đồng theo kết quả mở thưởng ngày 21-7-2011 của Công ty TNHH Xổ số An Giang đến đại lý vé số Triều Phát để đổi giải thưởng. Ông Ngô Xuân Phúc, chủ đại lý vé số Triều Phát, cho biết thoạt tiên đã đồng ý và hai bên đang tiến hành thủ tục trả thưởng.

Đại lý vé số trả thưởng để câu khách, sao bị phạt?

Báo chí đăng tin đội quản lý thị trường tỉnh T đã lập biên bản, tạm giữ giấy phép kinh doanh, buộc chủ một đại lý vé số tháo dỡ bảng thông báo khuyến mãi và có thể sẽ phạt 5-10 triệu đồng.
Đại lý vé số này tự đặt ra giải thưởng và chi trả thưởng cho vé chỉ trúng kqxs hai số cuối của giải đặc biệt là 10.000 đồng/vé, trúng ba số cuối giải đặc biệt 700.000 đồng/vé và trúng bốn số cuối là 1 triệu đồng/vé. Họ chỉ trả thưởng cho khách hàng mua vé số của đại lý (có đánh dấu).

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Lớp của học trò vé số, ve chai

Mỗi chiều tối, con đường số 18 ở ngay khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM tấp nập sinh viên đi đi về về. Ngay đầu hẻm khu phố 5, phường Linh Trung, Thủ Đức có một lớp học tình thương lặng lẽ trong cái nhộn nhịp ấy. Đó là lớp học tình thương Đoàn phường mở ra từ hai năm nay.

Phòng học vốn là trụ sở cũ của ban điều hành khu phố 5. Ở lớp học này “thầy cô” đang là sinh viên nên cũng chật vật nhưng trò còn khổ hơn: mỗi buổi tối các em đến lớp với bộ quần áo còn dính đầy bụi bặm, mùi khét nắng, “mùi” của công việc hằng ngày mà các em làm. Đó là bán vé số và bán tờ dò kqxs, lượm ve chai...
Học trò bán vé số, lượm ve chai
Thạch Hùng (14 tuổi) quê Sóc Trăng đã theo học lớp này từ ngày đầu mới mở. Thế nhưng đến nay em cũng chỉ mới biết đọc, biết làm các bài toán cộng, trừ đơn giản của lớp 1. Hỏi nhà có mấy anh em, Hùng lọng cọng xòe tay ra tính mãi: “Bảy anh em”. Ba Hùng làm công nhân bốc xếp ở Nhà máy bột mì Thủ Đức, mẹ Hùng đi lượm ve chai, cả nhà Hùng đang trọ tại khu phố 5. Hùng cũng lượm ve chai với mẹ. Hỏi “mơ ước sau này làm gì?”, Hùng ngượng ngùng: “Sau này em muốn đi làm bốc xếp như ba”.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Bà Nguyễn Thị Tuyết (ngụ Kiên Giang) cùng con gái "đại náo" đại lý vé số Triều Phát vì bị đánh tráo tờ vé số có kqxs trúng độc đắc 1,5 tỉ đồng đều được tòa cho hưởng án treo.
Đại lý vé số Triều Phát tọa lạc ở đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang

Bí ẩn về nữ sinh trúng số 4,7 tỷ đồng ở Hà Nội

Sau khi thông tin về cô sinh viên trường ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội trúng số độc đắc 4,7 tỷ đồng đăng tải trên báo chí, nhiều người rất muốn biết chân dung cô gái may mắn này. Càng tìm cô gái may mắn càng trở nên bí ẩn.

Số người trúng giải đặc biệt thường rất hiếm.
Số người trúng giải đặc biệt thường rất hiếm.

Anh Nguyễn Văn Hùng, người có thâm niên nhiều năm bán vé số tại đây cho biết: "Gia đình tôi, từ đời bố tôi đến nay đã bán vé số ở đây ngót 30 năm nhưng chưa một lần nào bán được tờ vé số có kqxs trùng với giải độc đắc. Tôi biết những quầy bên cạnh cũng thế”. Khi nghe tôi kể về trường hợp của cô sinh viên may mắn trúng 4,7 tỷ đồng, anh Hùng phỏng đoán có thể cô bạn đó đã mua được vé của người đi rong chứ ở khu vực này thì hoàn toàn không có..

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Bí quyết của người trúng số hơn 88 triệu đô

Giải thưởng xổ số lớn nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc trị giá 565 triệu NDT (tương đương 88,5 triệu USD) đã được trao cho một người đàn ông ở Chiết Giang. Đây cũng là người trúng xổ số nộp nhiều thuế nhất và quyên góp làm từ thiện nhiều nhất tại Trung Quốc.

Ngày 29/8, tại trung tâm xổ số tỉnh Chiết Giang, người trúng giải (không tiết lộ danh tính để đảm bảo an toàn) đã đội một chiếc mũ đầu gấu trúc lên nhận giải và kể lại "kinh nghiệm" của mình.

10
Người trúng vé số trị giá 565 triệu NDT lên nhận giải


Một ngày, 2 lần trúng số 1 triệu USD

Trúng xổ số một lần trong đời đã là khá may mắn. Trúng số hai lần trong cùng một ngày? Virginia Fike là một trong vài người có thể mô tả cảm giác đó.
Cư dân Berryville, Virginia (Mỹ) này có hai tấm phiếu trùng kqxs với 5 trong 6 số của giải Powerball vào đợt quay thưởng ngày 7/4 và như vậy mỗi vé đáng giá 1 triệu USD.
"Tôi bị choáng", Fike cho biết trong bản tin của cơ quan xổ số Virginia.
08


Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Ngày vui ngắn ngủi của bà ve chai “nhặt” túi vàng tiền tỷ

Hay tin bà Hằng chuyên lượm ve chai đột nhiên trúng vé số, mở tiệc mời cả làng đến khao, người dân ở xã Tân Kiên cảm thấy “vui như mở hội”.


Có tiền, bà tuyên bố bỏ nghề lượm ve chai, mua nhiều vật dụng đắt tiền như đất đai, xe tay ga, rộng lượng “ban phát” ân huệ cho người thân. Tuy nhiên, sau những ngày hoành tráng ngắn ngủi, khi hàng chục cảnh sát tới khám nhà và đọc lệnh bắt giữ, chân tướng chuyện “may mắn” này mới lộ diện.
Kịch bản của bà lượm ve chai “trúng số độc đắc”
Mấy ngày nay, người dân xã Ấp 1, xã Tân Kiên vẫn rỉ tai nhau câu chuyện “lên đời” đầy li kỳ về bà Nguyễn Thị Hằng (46 tuổi). Bao nhiêu năm cặm cụi làm nghề lượm ve chai, gia cảnh bà Hằng vốn chẳng lấy gì làm sung túc. Vậy mà đùng một cái, người đàn bà nghèo khó, lam lũ gặp “vận may” rồi tuyên bố trở thành “đại gia”…

Tang vật còn lại được thu hồi.
Một người dân xã Ấp 1 kể lại: “Lúc nghe chuyện bà Hằng, chúng tôi cũng bán tín bán nghi. Xưa nay, gia cảnh vợ chồng nhà ấy lao động cật lực cũng chỉ kiếm được trên dưới 100 ngàn đồng/ngày. Tính ra ngoài tiền thuê trọ, chi tiêu sinh hoạt thì mức thu nhập ấy cũng chỉ giúp vợ chồng bà Hằng cùng ba đứa con cầm cự bữa đói, bữa no”. Cuộc sống cứ thế bình lặng trôi đi, cho đến một ngày cả trăm người dân xung quanh kéo đến chúc mừng: “Bà Hằng trúng số, vừa lĩnh giải đặc biệt”. Lúc bấy giờ, nhiều người dân hiếu kỳ đòi xem vé số trúng thưởng và dãy số trùng với kqxs, nhưng bà Hằng tìm mọi cách lảng tránh, lấp liếm.
Trong ngày vui, người đàn bà “may mắn” tuyên bố bỏ nghề lượm ve chai, tập trung công sức ở nhà “đếm tiền”. Bao nhiêu năm ăn nhịn, giờ có tiền, bà thỏa sức sắm sửa vật dụng đắt tiền, mua đất, dựng nhà hết hàng trăm triệu đồng. Họ hàng nội ngoại gần xa, bà phân “phát lộc” cho mỗi người 2 chỉ vàng. Riêng hai người con lớn thì được mẹ “rộng lượng” cho mỗi người một chiếc xe tay ga loại xịn, kèm theo một khoản tiền lớn để làm ăn. Chưa hết, bà còn mua quà cáp, mà món nào cũng giá trị, tặng cho tất cả mọi người trong xóm trọ. Mọi người nhận quà ngạc nhiên hỏi lại thì bà Hạnh nói tỉnh bơ: “Tui trúng số nên khao cả làng”. Nghe vậy, ai nấy cũng mừng cho gia đình bà Hằng. Một người dân có “may mắn” nhận quà lúc đó kể lại: “Chúng tôi cứ nghĩ, gia đình nhà ấy xưa nay nghèo khó, nhưng chắc ở hiền gặp lành nên được trời thương”.
Tuy nhiên, câu chuyện về cuộc đổi đời chóng vánh mà bà Hằng dựng lên cũng nhanh chóng bị lật tẩy. Ngày 8/8 vừa qua, bà con ấp 1, những người mới vài hôm trước còn rạng rỡ chia vui với bà Hằng, giờ ngao ngán khi thấy hàng chục chiến sĩ cảnh sát đến đọc lệnh bắt và khám nhà người phụ nữ trúng số. Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ 63 triệu đồng cùng nhiều nhẫn vàng, bạc. Mang theo những chứng cứ, tổ khám xét tiếp tục áp tải bà Hằng đến nhà bà Nguyễn Thị Thu (SN 1965, ngụ tại ấp 1, xã Tân Kiên) để thu hồi tài sản.

Đối tượng Nguyễn Thị Hằng
Sau khi được cơ quan chức năng thông báo sự việc, bà Thu đã giao nộp chiếc hộp thiếc em gái gửi giữ giùm. Kiểm tra bên trong, lực lượng công an tiếp tục thu giữ 10 triệu đồng, 6 nhẫn vàng 9999 loại 5 chỉ (3 cây), 8 nhẫn có đính đá các loại, 2 mặt dây chuyền hình Phật bằng đá xanh, một vòng tay màu trắng có nạm đá. Khi điều tra viên kiểm tra chiếc túi nylon có tờ giấy nhỏ bên trong, Hằng vội giật lại nhưng bất thành. Hóa ra, đó là tờ giấy ghi nợ Hằng cho ông T. mượn 50 triệu đồng. Con nợ được triệu tập, làm hé lộ thêm một mảnh đất nữa mới được Hằng mua bằng tiền phi pháp. Theo ông T., sau khi vay của Hằng 50 triệu đồng nhưng không có tiền trả, ông đã cấn nợ bằng một miếng đất trị giá 100 triệu đồng.
Thông tin từ cơ quan điều tra cung cấp, sở dĩ bà Hằng bỗng dưng có được khối tài sản kếch xù đó là do… trộm cắp từ một nạn nhân ngụ quận 6 (TP.HCM). Theo khai nhận của bà Hằng, thì trong quá trình đi lượm ve chai và xin đứng trú mưa phía dưới hiên nhà nạn nhân, người phụ nữ này tình cờ phát hiện một bao xốp lớn chủ nhà để hớ hênh bèn ra tay “cuỗm” mất. Sau khi về đến nhà, bà Hằng mở bao xốp ra mới phát hiện bên trong có 33 lượng vàng, hàng chục nhẫn vàng và hơn 60 triệu đồng (tổng tài sản ước tính lên đến hơn 1 tỷ đồng). Để mọi người không nghi ngờ về số tài sản bất chính vừa chôm chỉa được, bà Hằng đã dựng lên câu chuyện tấm xổ số độc đắc.
Từ một người ăn chay niệm Phật trở thành… đạo chích
Câu chuyện thật về nguồn gốc tài sản “trúng vé số” của bà Hằng khiến người dân ấp 1 không khỏi ngỡ ngàng. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Năm (anh chồng bà Hằng) cho biết: “Nhiều năm nay, tuy hai bên gia đình sinh sống riêng biệt nhưng chúng tôi vẫn thương cô em dâu hiền lành, phải phép. Thỉnh thoảng, nó vẫn thường sang nhà hương khói cho các cụ, rồi dọn dẹp nhà cửa phụ giúp tôi. Mấy năm trước, vợ chồng Hằng ngụ bên quận 11, có nhà cửa đàng hoàng, nhưng do làm ăn sa sút phải bán đi rồi về ấp 1, xã Tân Kiên thuê trọ. Hôm trước sang đây, nó kêu trúng số rồi biếu tôi 2 chỉ vàng nói để chữa bệnh, nào ngờ”.
Ông Kiệt, người bỗng dưng được hưởng lợi 2 chỉ vàng và một triệu đồng từ cô em ruột “lượm được lộc trời” cho tặng, khi biết tin em đang bị dẫn độ về nhà khám xét, ông Kiệt đã mang hai chỉ vàng đến giao nộp cho công an. Gương mặt buồn rầu, ông cho biết: “Em nói lượm được tiền, vàng nên thấy anh khổ thì chia cho chút đỉnh. Thấy nó thảo, mình cám ơn chưa hết, ai lại đi hỏi cặn kẽ làm gì”. Đến khi công an dẫn bà Hằng qua thu hồi tài sản, ông mới giật mình. Trước khi ra về, ông khuyên nhủ em gái: “Mọi chuyện đã lỡ rồi, bây giờ có sao khai vậy mà mong nhẹ tội”.
Tìm tới khu nhà trọ của người phụ nữ “trúng vé số”, điều ngạc nhiên là mọi người đều hết lời khen ngợi tính cách của bà Hằng. Ngay cả ông chủ trọ cũng khẳng định, trước khi bị bắt giữ, bà Hằng đã sống ở khu trọ một thời gian khá dài. Trong khoảng thời gian này, bà Hằng chưa gây ra bất kỳ điều tiếng gì. “Mỗi tháng bà ấy ăn chay vài lần, mỗi ngày lại niệm kinh một lần, rồi hàng tháng còn đi chùa cúng bái, đi ra miếu tế lễ… Hôm phao tin trúng số có tiền, bà Hằng còn sai con mua nhiều bánh trái, quà cáp mang cho cả khu này. Những ai thiếu tiền, bà Hằng cho vay mà không tính lời lãi. Bà ấy còn rủ vợ chồng tôi hôm nào tới tân gia nhà mới chung vui cùng họ. Thế mà chưa được mấy bữa, cảnh sát đã tới bắt đi, nói bà Hằng ăn trộm vàng thì vợ chồng tôi mới tá hỏa. Ai ngờ đâu, bà ấy lại đi ăn cắp. Sự việc đến nước này, tôi đoan chắc cũng do cảnh sống quá khó khăn, túng thiếu nên khi nhìn thấy tài sản mới nổi lòng tham lam”, ông Thành, chủ trọ chia sẻ.

Rất nhiều khách trọ sinh sống quanh khu vực ngôi nhà nhỏ ấy cũng đồng quan điểm với hai ông bà chủ nhà. “Chỉ vì một phút dại dột không kiềm được lòng tham mà bây giờ, bà Hằng hại bản thân, hại gia đình. Bọn tôi ở đây cũng thấy cô ấy lâu nay hoàn cảnh khốn khó. Họ hàng thân tộc thì cũng nhiều nhưng phần lớn đều thất học, người đi phụ xây, người xe ôm, người làm thuê, nên cũng không giúp nhau được gì. Tưởng hôm trước, cô ấy trúng số nên chúng tôi cũng mừng cho cả gia đình, dè đâu cô ấy ấy của người ta. Mong sao, chồng con nhà cô ấy gom đủ số tiền để cho trả lại cho nạn nhân, mong gia chủ bãi nại, giảm bớt tội trạng”, anh K., người cùng khu trọ cho hay.

TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC – NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN

Với chuyện mua vé số, ai cũng nuôi hy vọng ông Thần tài chiếu cố một phát ngon lành để có cơ hội đổi đời, Còn đổi đời như thế nào, theo hướng đi lên hoặc đi xuống lại là vấn đề khác.
 Lúc trước, vé số giá 2000 đồng/1 vé coi bộ thích hợp với túi tiền của người lao động, nông dân…để có cái chiều chiều dò kqxs dò tới dò lui, xuýt xoa tiếc rẽ hay vui mừng cho dù chỉ trúng giải hai con số thôi. Nay có lẽ vì đồng tiền mất giá nên vé số lên 5000 đồng/1 vé và hiện nay các công ty xổ số phát hành thêm loại vé 10.000 đồng. Ngoại trừ giới thừa tiền cho là gọn nhẹ, bớt phải lấy “cặp” nặng túi, giới bình dân có phần ngại ngấn. Chỉ đắn đo, ngần ngại được một thời gian rồi đâu lại vào đấy bởi với suy nghĩ thỉnh thoảng nhín mua một đôi vé cho có với thiên hạ, như mua sự may mắn ấy mà. Căng thẳng, hồi hộp giây phút, lỡ trật thì tự nhủ cũng vào công quỹ, phúc lợi chung. Mua số riết rồi quen, ngày nào không mua thấy như thiếu thiếu chi đó. Nghe các bà, các chị em bán vé số kháo nhau “hôm nay có giải đặc biệt về…” thì nôn nao, tiếc nuối, mường tượng rằng ông Thần tài có khi đã “chấm”, mà mình vô tình bỏ qua cho…người khác hưởng lộc. Ai trúng số độc đắc cũng hả hê vui mừng bốc trời, nhưng thời gian tiếp theo việc sử dụng đồng tiền trời cho ấy như thế nào mới là vấn đề đáng nói…
   Anh tư C. hành nghề chạy xe honda ôm nhiều năm nay tại TX.Gò Công (Tiền Giang). Khách ít mà đồng nghiệp lại nhiều, chiếc SanYang của anh thì quá bèo nên khách thường chê. Ế ẫm, nợ nần linh tinh nên anh đành gửi phương tiện mưu sinh vào tiệm cầm đồ, tính toán tìm việc khác làm. Tới tháng chưa có tiền trả lãi, trưa nọ anh lang thang vào một quán cóc ngồi ngẫm sự đời. Đứa nhỏ bán xổ số ở gần nhà tới kỳ kèo anh mua giúp 3 tờ vé số cặp còn lại. Bảo rằng chỉ còn đủ tiền trả ly cà phê, đứa nhỏ cứ nài ép anh mua thiếu cho bằng được, đành nhận. Chưa đầy hai giờ sau, anh như lên mây vì 3 tờ số ấy trúng ngay giải đặc biệt, được hơn 300 triệu. Bình tĩnh, anh C. lại đại lý đổi số thành tiền rồi đến cửa hàng xe máy rước chiếc Wave Alpha mới cáu thong dong chạy về nhà. Chị vợ vừa mở miệng cằn nhằn “Đi chơi còn bày đặt mượn xe người ta, không khéo để mất thì…bán nhà trả nợ !”. Anh cười khà khà, thảy chìa khóa xe cùng túi tiền nặng trịch lên bàn trước cặp mắt thất thần của vợ. Sau đó, anh mở một gian hàng bán tạp hóa nhỏ cho vợ trông, riêng anh cho tới bây giờ vẫn theo nghề chạy xe ôm. Hỏi thì anh cười trả lời “ Vợ mình giữ cái hậu cần là an toàn rồi. Phần mình quen nghề xe ôm, qua nghề khác mà chẳng rành rẽ thì…chết chắc !”.
   Có người thích ngồi quán cà phê chọn mua vé số của các chị em, quen mặt thành “mối”. Có người chỉ mua ở quầy số cho kín đáo và vì không chịu được sự quấy rầy, mời mọc dai dẵng của một thành phần trong đạo quân bán vé số.
Không ít người  ghi lại số bán để nhớ, biết tin khách nào trúng thì tới ngay nhà báo tin để được thưởng. Cũng là sự bình thường, nhưng phiền nỗi gặp phải các bà chị ưa phóng đại, thêm thắt ly kỳ quanh mấy tờ số trúng lớn. Rồi từ cái “thông tấn vĩa hè” đó, nhanh chóng được cập nhật từ ít thành nhiều, đôi khi gây lắm điều rắc rối. Chuyện vợ chồng một ông ở xã LB (huyện GCT-TG) đang trong giai đoạn hòa giải, nếu không thành sẽ đưa nhau ra tòa là một minh chứng. Ông trúng giải độc đắc 3 vé (loại 5000/1 vé) được hơn 300 triệu, thưởng cho người bán 300 ngàn đồng. Có lẽ chị ta chê ít hay sao đó mà rêu rao đầu làng cuối xóm rằng ông ấy trúng tới 10 vé, tức là hơn 1 tỉ bạc, người quen ai cũng tin thật kéo tới nhà chúc mừng liên tục. Bà vợ lúc đầu không tin mấy, nhưng sau hồ nghi cật vấn mãi khiến ông đổ quạu đính chính lộn xộn đầu đuôi. Ngày qua ngày, đinh ninh ông chồng giấu diếm…7 vé trúng, bà vợ lu loa mắng nhiếc, bêu xấu càng làm ông rối trí, bực bội rồi nổi giận kiếm chuyện trả đũa bởi sự không tin tưởng nhau. Kết cuộc thì gia đình này có nguy cơ tan đàn xẻ nghé vì…trúng số độc đắc !
   Tôi biết anh H. sống ở vùng quê thuộc xã P.T (TG) theo nghề mua bán gà vịt con. Chuyện làm ăn không thuận lợi, vợ chồng anh mang số nợ gần 20 triệu, thuộc dạng nợ khó đòi. May mắn là trong lần lên TP.HCM thăm người thân bệnh, ra bến xe anh bấm bụng mua 6 tờ vé số, về tới nhà dò trúng giải đặc biệt, mỗi vé 125 triệu. Bà con khuyên anh nên liệu cất lại nhà cho an tâm bởi căn nhà lá cũ sắp hư. Anh không nghe, tậu hai xe ép nước mía, bàn ghế và thuê hai cô gái “coi được” trong ấp ra bán, lương tháng trả hai người hơn triệu rưỡi  bạc. Địa điềm nơi này ít khách, ngày bán được hai chục ly là mừng. Chơi nổi sắm chiếc Nouvo, trang bị ĐTDĐ đời mới, anh kết giao bạn bè tập tành ăn chơi. Tội nghiệp vợ anh quá hiền lành, thụ động, tới nỗi bà con bức xúc khuyên chị nên cứng rắn nhắc nhỡ chồng lo làm ăn, giữ tiền nuôi con ăn học. Lúc đầu chị còn ừ hữ, sau tỏ vẻ khó chịu và không thèm nghe ai nói nữa. Rồi tiếp theo, anh làm áp lực buộc chị bằng lòng cho một cô bán nước mía “lỡ thương” cùng ăn ở tại nhà. Ăn chơi, bao biện như vậy đến núi vàng cũng sụp, không sớm thì muộn. Một năm rưỡi sau, anh bán dần tài sản để trả nợ. Vợ anh héo hắt, nằm bệnh viện mấy lượt. Căn nhà lá thì xiêu vẹo, sắp sập tới nơi. Lần sau cùng, tôi gặp anh đầu đội nón lá rách bươm, tay cầm cây sào chăn bầy vịt giữa đồng, trời nắng chang chang; trông thật cám cảnh. Sáu tờ vé số trúng giải đặc biệt được giải quyết khá nhanh!
   Những người mua vé số dạng bất kỳ thường không hay chọn lựa số. Họ quan niệm “số tìm người” chớ làm sao nắm bắt được “vòng quay định mệnh”. Nhiều trường hợp tình cờ, ngẫu nhiên đã xảy ra. Năm rồi, ở xã T.P (huyện GCĐ) có một cặp số hơn 50 vé ế ẫm từ TX.Gò Công đưa về bán lẻ tẻ. Chiều đó, người dân trong xã xôn xao vì có hơn 20 người trúng giải đặc biệt. Ai cũng cho là đáng mừng đối với những người nông dân có thu nhập thấp. Rồi chuyện một đứa bé nhà nghèo  ngoài giờ học phải đi bán vé số. Gần giờ xổ, nó mang về nhà 2 vé không bán được bởi khách chê số xấu. Người cha đang mắng con mê chơi thì bà mẹ cầm vé số ra chợ dò cầu may. Lúc sau hớt hãi chạy về, mặt mày tái xanh báo tin trúng độc đắc 250 triệu đồng. Đúng là trời ngó xuống !
   Tại một quán cà phê trên đường T.Đ (TX.Gò Công-TG) tôi tận mắt chứng kiến một trường hợp khá hy hữu. Hai anh bạn ngồi chung bàn cà phê sáng, chị bán vé số mời mua với hai cặp số trên tay, mỗi cặp trên 50 vé`. Một anh rút 2 tờ số đài Vũng Tàu mà không cần xem số. Anh kia  nghe bạn xui mua số cùng cặp với mình thì cười ra vẻ sành sõi :
  - Mua số như bồ chỉ phí tiền ! Giải đặc biệt đài Vũng Tàu vừa ra chưa đầy mươi ngày, giờ…hết cửa rồi !
  Rồi anh chọn lấy 5 tờ số đài khác, lòng đầy hy vọng. Chị bán vé số mời khắp các bàn khách trong quán, nhưng chẳng một ai mua nữa. Bước ra, chị trượt chân xây xước nên đem tất cả vé số trả lại đại lý. Đại lý chia số cho mấy đứa nhỏ bán lẽ khắp nơi. Buổi chiều, đài Vũng Tàu ra số giải độc đắc và anh mua 2 vé lúc sáng trúng được 250 triệu. Anh bạn mua 5 vé đài khác trật, tiếc hùi hụi. Thế mới biết của hoạnh tài không cứ ai mong mà được !
  Gần khu phố tôi ở có một chị chuyên nghề mua ve chai, phế liệu gần 20 năm nay. Cuộc sống vẫn bình thản trôi qua nếu như năm kia chị không trúng số được gần 200 triệu. Sửa lại nhà 30 triệu, tiền còn lại chị cho nhiều chị em bạn ngày trước vay mượn mỗi khi nghe họ than vãn. Và tai hại hơn, chị bày ra “dịch vụ” bán hàng trả góp từ gói bột ngọt cho tới cái tủ, giường, tivi, tủ lạnh…Chữ nghĩa ít ỏi, tính toán không thông, thời gian sau chị phải vất vã ngày đêm thu nợ vét mót, vừa cực thân vừa khổ tâm, theo lời chị kể. Bây giờ, hàng ngày chị tiếp tục quang gánh trên vai, bao ưu tư lo buồn cố bỏ hết, không muốn ai nhắc đến  chuyện”năm kia trúng số” làm chi cho thêm giận mình !
   Dịp gần tết vừa qua, dư luận TX.Gò Công xôn xao bàn tán về một chuyện trúng số giải đặc biệt khá lý thú, số tiền thưởng hơn…10 tỉ đồng. Nghe kề lại (chỉ nghe thôi) rằng trong bàn nhậu cuối tuần giữa những người bạn thân, chị bán vé số đến mời mua một cặp số 95 vé, mỗi vé 5000 đồng. Tính ra số tiền lớn, ai cũng lắc đầu. Một anh xem số chê số 0 đầu…không thích, nhưng mượn số dò và nói “ Nếu tôi trúng đủ tiền sẽ lầy nguyên cặp giúp chị”. Bất ngờ trúng được 2 triệu, anh giữ lời mua 95 vé và chợi đẹp tặng các bạn tổng cộng 30 vé, còn 65 vé giữ lại. Chiều đó, tin “sét đánh ngang tai” đến. Cặp 95 vé số ấy trúng ngay giải đặc biệt, mỗi vé 125 triệu đồng. Anh chàng số đỏ tặng ngay chị bán vé số 1 vé để làm vốn, một cử chỉ hào phóng mà chưa chắc ai cũng làm được. Đúng là số tìm người !
   Đồng tiền không làm nên tất cả, nhưng không có đồng tiền thì cũng…chẳng làm được điều gì, cho dù nhỏ nhặt. Mua số để nuôi hy vọng trúng số độc đắc là ước mơ chính đáng và…lương thiện, nhưng công bằng mà nói  đó cũng là một dạng…trò chơi có thắng có thua với rất nhiều người tham gia. Mà bất cứ trò chơi nào mất đi ý nghĩa ban đầu, đặt giải trúng bằng tiền với mức độ ngày càng cao thì sự tham gia, đam mê đến quá độ đều không tốt. Một ông cụ tuổi gần đất xa trời chiều nào cũng mua 1 tờ vé số đã nói “ Qua già rồi, con cháu nuôi ăn hổng thiếu. Mua chơi một tờ cái chính là cho người bán mừng, có trúng cũng đưa con cháu hết, để làm gì ?”. Tôi chợt nhớ một đoạn trong bài thơ “Người bán ước mơ” (của Võ Tấn Cường) :
          “ Người mua ai cũng nghĩ mình trúng số
             Người bán ước mơ bao giờ dám mua vé số
             Họ kiếm tiền mua ước mơ còm cõi
             Ngày hai bữa cơm…”
   Tờ vé số là phương tiện kiếm sống của biết bao gia đình, đồng thời là hy vọng của người mua. Biết sao được “vòng quay định mệnh”, ngày mai mình có thể sẽ…trúng số độc đắc!

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Vợ đánh ghen, hất nước vào mặt chồng giữa phố

Trước sự chứng kiến của nhiều người, người phụ nữ vẫn hung hăng chửi mắng chồng. Thậm chí, vừa chửi bới thô tục, cô còn vừa hất nguyên cả cốc nước vào mặt chồng, khiến người chồng không kịp trở tay.

Ngày hôm qua, 1 đoạn clip ghi lại cảnh vợ đánh ghen, hắt nước vào mặt chồng ngay trước sự chứng kiến của mọi người đã gây xôn xao dư luận. Người chồng vô nhân tính đã không làm ra tiền lại bồ bịch lăng nhăng ham mê chơi bời khiến người vợ tức nước vỡ bờ. Xem kqxs nhanh nhất tại xosowap nhé,

Trong đoạn clip, người phụ nữ liên tục lớn tiếng sỉ vả chồng. Thậm chí, ngay khi người chồng phản ứng lại và nói: "Coi lại mày đi nhé", người vợ này lập tức vừa nói vừa lấy ly hất nước vào mặt chồng, khiến chồng không kịp phản ứng.

Ngay sau đó, người phụ nữ mặc áo đen cũng lên tiếng nói giọng đầy thách thức: "Mày đánh nó trước mặt tao như lần trước mày cầm dao mày đâm nó". Kết thúc đoạn clip, người vợ còn nói thêm: "Tao bảo rồi. Nếu tiền mày đi làm được. Tiền mồ hôi nước mắt...". 

Ảnh cắt từ clip.
Đoạn clip sau khi được đăng tải nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Đặc biệt, hành động của người vợ trong clip là gây nên nhiều tranh cãi nhất trong cộng đồng mạng. Một số người cho rằng hành động, lời nói của người vợ quả thực quá đáng và thiếu suy nghĩ bởi "Dù gì người đàn ông kia cũng là chồng cô nên cô cũng nên giữ thể diện cho anh ta". 

Tuy nhiên, nhiều người lại lên tiếng bênh vực người vợ và cho rằng có lẽ cô vợ đã "tức nước vỡ bờ" vì chồng lấy tiền đi ngoại tình và còn đánh mình nên mới làm vậy.

Thực hư lời tiên tri "dịch bệnh Ebola, chiến tranh thế giới" của Vanga

Dù được biết đến là nhà tiên tri có "đôi mắt nhìn thấu tương lai" nhưng không phải lúc nào bà cũng dự đoán đúng hoàn toàn…

Nhắc tới cái tên Vanga, chúng ta đều biết đây là một nhà nữ tiên tri đại tài người Bulgaria. Đôi mắt mù lòa của bà nổi danh với biệt tài "nhìn thấu" tương lai với những lời dự đoán chính xác về cái chết của Stalin, Adolf Hitler hay thảm họa hạt nhân Chernobyl… Nếu bà ở Việt Nam, sẽ nhiều người nói rằng bà sẽ là tỷ phú nếu đánh đề, mua xổ số, vì bà nhìn được kqxs trường tương lai.
Mới đây tại châu Phi, dịch bệnh Ebola hoành hành, gây nên nhiều cái chết thương tâm và đau đớn. Không ít người đã liên tưởng tới một trong số những lời tiên tri của Vanga về đại dịch mà thế giới sẽ hứng chịu trong năm 2014. 

Vậy sự thật đằng sau tin đồn này là gì? Liệu Vanga có từng đoán sai lần nào không? Hãy cùng ngược dòng lịch sử và tìm hiểu về câu chuyện này…
1. Dự đoán về World Cup 1994
Năm 12 tuổi, Vanga mất đi đôi mắt sau một trận gió bão rất to. Nhưng cũng từ đây, bà dần đần phát hiện ra siêu năng lực của mình. Suốt phần đời còn lại, nhà tiên tri Vanga đưa ra rất nhiều lời dự đoán về tương lai. 

Sau nhiều lần thành công, nhà tiên tri Vanga đã từng dự đoán một lần về thể thao. Bà đã từng khẳng định hai đội bóng thi đấu chung kết của World Cup 1994 sẽ có tên bắt đầu bằng chữ “B”. 
 
Sự thật thì cho tới vòng bán kết năm đó, lời tiên tri của bà có rất nhiều khả năng trở thành sự thật khi nhánh đấu vào chung kết có sự góp mặt của đội tuyển Brazil và đội tuyển Bulgaria. 
Khi Brazil giành quyền vào chung kết, rất nhiều người đã nhớ tới lời tiên tri trước đó của Vanga. Họ hồi hộp dõi theo trận bán kết giữa Bulgaria và Italia để kiểm chứng lời nói của Vanga. Và khi Bulgaria thất bại, đó cũng là lúc bà dự đoán sai.  
Thất bại nghiệt ngã của đội tuyển quê nhà Bulgaria...

... và chức vô địch của Brazil khiến lời tiên đoán của Vanga chỉ đúng có một nửa.

Tuy nhiên, người ta nhanh chóng quên đi lần dự đoán này của Vanga, bởi một lời tiên tri khác của bà lại ứng đúng vào thảm họa 11/9/2001 “Horror, horror! The American brethren will fall after being attacked by the steel birds. The wolves will be howling in a bush, and innocent blood will be gushing” (tạm dịch: Đáng sợ! Đáng sợ! Những người anh em sinh đôi của Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công. Những con sói sẽ gầm rú trong lùm cây và máu của những người vô tội sẽ chảy).
2. Dự đoán về Chiến tranh thế giới thứ III năm 2010
Trong cuộc đời tiên tri của mình, Vanga từng rất thành công trong việc dự đoán cái chết của một số nhân vật nổi tiếng của Thế chiến thứ II như Stalin hay trùm phát xít Adolf Hitler. Sau đó, Vanga còn nhìn thấy tương lai của Ngày Tận thế cho nhân loại: Chiến tranh thế giới thứ III.
Lãnh tụ tối cao của Liên Xô Stalin...

... và trùm phát xít Hitler đều đã không thoát khỏi định mệnh nghiệt ngã mà Vanga tiên đoán trước.

Theo đó, Vanga cho rằng xung đột vũ trang tại Nam Ossetia và thế giới Hồi giáo, các vụ mưu sát lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia sẽ là nguyên cớ cho một cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ vào năm 2010. 

Khởi nguồn từ trận chiến thông thường, sau đó sẽ là chiến tranh hạt nhân và chiến tranh hóa học. Vanga cuối cùng kết luận rằng, cuộc chiến này sẽ kết thúc hoàn toàn vào tháng 10/2014.
Theo Vanga, Chiến tranh thế giới thứ III sẽ nổ ra năm 2010...

... và tới năm 2014, đây sẽ là những gì còn sót lại sau cuộc chiến.

Tất nhiên, cho tới nay, chúng ta có thể khẳng định lời tiên đoán này đã… hoàn toàn không đúng và không ít người cho rằng, đây chỉ là lời tiên đoán “giả mạo Vanga” mà thôi. 

3. Dự đoán về đại dịch thế giới năm 2014
Vanga qua đời năm 1996 nhưng di sản bà để lại cho nhân loại là những lời tiên tri kéo dài tới năm 3797. Một trong số đó đã rộ lên gần đây khi được gắn với dịch Ebola đang hoành hành ở khu vực châu Phi. 

Người ta cho rằng Vanga đã dự đoán năm 2014, cư dân trên Trái đất sẽ mang trên mình dịch bệnh khủng khiếp và đó linh ứng chính là dịch do virus Ebola gây ra. 
Danh sách những lời tiên đoán của Vanga.

Tuy nhiên, lời tiên đoán nói trên chỉ là một sản phẩm giả mạo và bị truyền thông thổi phồng lên. Trên thực tế, Vanga không hề tiên tri gì về dịch bệnh khủng khiếp như nhiều người vẫn tưởng tượng. 

Dự đoán của Vanga chỉ xoay quanh câu chuyện hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ III mà thôi. 
Theo nhiều người, dịch bệnh Ebola đang hoành hành là sự linh ứng tiên đoán của Vanga...

Nhưng đó phải chăng chỉ là những lời đồn đoán được gán ghép để thổi phồng sự việc?

Theo đó, Vanga cho rằng, do ảnh hưởng của chiến tranh hạt nhân và chiến tranh hóa học, loài người sẽ mắc phải căn bệnh ung thư da và các hội chứng da liễu khác chứ hoàn toàn không liên quan tới đại dịch Ebola đang hoành hành tại châu Phi.

Tạm kết: 

Có một thực tế là lời tiên tri của Vanga chỉ được nhắc lại bởi những người giúp việc trong nhà, còn bà không hề viết hay ghi chép lời tiên tri nào của mình vào sách vở hay nhật ký. 

Do đó, không ít trong số các lời tiên tri được gán mác Vanga là lời đồn đoán vô căn cứ. Vậy nên, thay vì hoang mang, hãy sống hết mình, sống có ích và ý nghĩa.

Trai già thoát ế gian nan

Từ nay 2 kẻ trai già - gái già đã chính thức thoát ế. Mình cũng có anh bạn già mãi chưa thoát ế, bảo anh đi kiếm tìm tình yêu cho mình mà đi được bữa lại thôi. Khi con người ta ế người ta không thích ra ngoài giao du tìm một nửa của mình, gian nan lắm mới hết kiếp FA cho dân cao tuổi.

Ngày chàng lấy vợ, cả họ hàng, bạn bè, láng giềng, đại để là những người quen biết chàng đều vui mừng khôn xiết, sợ còn mừng ngang cơ chàng với niềm vui được làm chú rể ấy chứ!

Ở cái tuổi xấp xỉ tứ tuần, con trai mấy thằng bạn của chàng đã có người yêu, thế mà bản thân chàng cũng mới tập tễnh… có người yêu. Rồi khi mấy thằng “oắt con” đó vắt vai vài mối tình rồi thì chàng mới mang trầu cau đi ăn hỏi. Và cuối cùng là tổ chức đám cưới để kết thúc quãng đời độc thân dài đằng đẵng của mình. Như mình kể đấy, mình có anh bạn cũng ế, anh ấy chán suốt ngày ru rú ở nhà, hết xem fim, ăn ốc trà đá với bọn mình thì ông ấy lại nhâm cứu lô đề, xuốt ngày đánh luôn, cứ xem kqxs mà trúng lô hay đề đều rủ mình đi ăn.

Kể cũng lạ, chàng mặt mũi không đến nỗi nào, không nghiện ngập hay đồng tính, thu nhập tương đối ổn, lại cũng chẳng cục súc thô thiển, nghe chuyện gần 4 chục tuổi mới lấy vợ hầu như không ai tin. Có kẻ ác mồm còn bảo chàng: “Có mà một đời vợ rồi ấy chứ, giờ mới lấy vợ là thế nào!”, hay: “Chắc nó bị làm sao ấy chứ! Hay bất lực?”. 

Thực sự đến chàng cũng không trả lời nổi câu hỏi: “Tại sao bây giờ mới lấy vợ?”. Yhôi thì đổ tại cho duyên số vậy. Cứ ngồi ngó thiên hạ nắm tay nhau bước vào lễ đường chàng cũng “mót” lắm, nhưng khi mà cái duyên cái số chưa tới thì có cưỡng cầu cũng chẳng nổi. Chàng đành nhìn tuổi xuân qua đi và bị thiên hạ gắn cho cái mác “trai già” chứ biết làm sao.

Công cuộc thoát ế gian nan của trai già 1
Chàng đành nhìn tuổi xuân qua đi và bị thiên hạ gắn cho cái mác “trai già” (Ảnh minh họa).

Thực ra chàng đúng là trai tân chính hiệu thật đấy. Và chàng cũng không phải ế lòi, ế chổng vó lên đâu. Đám cưới đó là kết thúc của vài mối tình và vài chục vụ mai mối, giới thiệu, mà nhiều phi vụ còn khấp khểnh như phim tâm lí nữa cơ. Con đường dẫn đến hôn nhân của chàng quả là đầy chông gai!

Mối tình đầu của chàng đẹp đẽ và mơ mộng lắm - tình sinh viên mà. Khi tốt nghiệp ra trường, chàng - nàng đã hẹn thề sẽ nên duyên vợ chồng để cùng nhau vượt qua những khó khăn, sóng gió của cuộc đời. Mọi sự tưởng như viên mãn, chàng đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Nhưng khổ nỗi, giấc mơ của chàng liền bị hiện thực tàn khốc đánh vỡ tan tành. Chàng nhà nghèo, bản thân thì vừa chân ướt chân ráo đi làm, vẫn chẳng có gì trong tay. Vì thế khi nghe 2 đứa có ý xác định lâu dài thì mẹ người yêu chàng ra sức ngăn cấm.

Hóa ra trước nay bác ý có biết chuyện nhưng không thèm can thiệp vì nghĩ: tình sinh viên có mấy mối nào bền. Đứng giữa chữ hiếu và chữ tình, người yêu chàng khổ sở vô cùng. Cuối cùng, chàng đã chủ động nói lời chia tay, quay lưng bước đi mà mang trong mình trái tim bị tổn thương nặng nề.

Từ đó chàng lao vào làm việc, vừa để quên đi nỗi đau, vừa để thỏa chí lập thân với đời. Chàng say công việc, hăng máu kiếm tiền kinh khủng, như trâu điên cày cuốc đêm ngày không biết mệt mỏi. Sự nghiệp yêu đương bị chàng hất sang một bên, dính vào làm gì cho tốn thời gian. Chàng chỉ muốn làm việc, làm việc, làm việc và làm việc để thăng chức, tăng lương mà thôi.

Tháng ngày cứ thế trôi, lên tới chức danh hiện tại này, ngoảnh lại, thôi rồi cũng ngót 35 cái xuân xanh. Lúc này chàng mới nhận ra đời độc thân thật là chán nản, mới nhận ra mình mong có người cạo gió, đấm lưng biết bao nhiêu. Thế là chàng bắt đầu một hành trình đi tìm vợ.

Cô gái đầu tiên chàng được giới thiệu thực sự không có điểm gì để chê. Ngoại hình, học thức, công việc đều tuyệt và rất tương xứng với chàng. Nhưng dần dà, chàng tá hỏa phát hiện ở nàng ấy có một phương châm sống khiến chàng không thể “nuốt” nổi, đó là: “Theo em thì sống, chống em thì biến!” - nàng tự tin, ngang bướng và có cái tôi to khủng khiếp. Chàng cười khổ, chắc chỉ cho nàng về sống ở xã hội mẫu quyền thôi. Thế là một mối lương duyên bị đổ.

Cô gái tiếp theo chàng được mai mối: xinh đẹp, công việc tốt, gia đình có điều kiện, tính tình vui vẻ, hài hước. Chàng khá ưng nàng, chắc mẩm mình dừng công cuộc đãi cát tìm… vợ ở đây thôi. Cho đến một hôm, nàng khoe với chàng chiếc túi xách đắt tiền mới mua, còn đính kèm: “Tháng nào em cũng phải sắm vài món đồ hiệu, không sắm thì thấy thiếu không chịu được!”. Chúa ơi, chàng chỉ là một kẻ hơi có tiền tí thôi, không phải đại đại gia đâu. Một mối lương duyên nữa lại tan thành mây khói.

Rồi lại vẫn một cô gái chẳng có gì để chê nếu nói về điều kiện và ngoại hình cả. Nhưng ngay trong buổi gặp đầu tiên, nàng đã nhìn chàng đầy ẩn ý: “Năm nay em phải lấy chồng anh ạ, nếu không thì sang năm không đẹp tuổi!”. Chàng "à "một cái, nàng 27 tuổi rồi nhỉ, tuy có chút thấy đường đột khi nàng đề cập chuyện đó quá sớm. Ấy thế mà, một tháng quen biết nàng sau đó, 2 người vẫn trong giai đoạn tìm hiểu, nàng đã trên đưới chục lần nhắc chàng về chuyện “năm nay em phải lấy chồng”, và kha khá lần ẩn ý nói đến đám cưới kèm những thứ thuộc về tương lai. Một cuộc tình nữa lại chết yểu khi vừa mới nhú. Chàng không ưa "ăn mì ăn liền" đâu!

Công cuộc thoát ế gian nan của trai già 2
Cuối cùng thì đối tượng chống ế đã đến bên chàng khi chỉ còn vài tháng nữa là chàng đón sinh nhật lần thứ 39 (Ảnh minh họa).

Cô gái thứ 4: xinh đẹp, dịu dàng, hiền thục, có học thức - đúng chuẩn người vợ trong mơ. Bên nàng chàng lúc nào cũng vui như được mùa, chàng yêu thật rồi. Nhưng 3 tháng sau, khi 2 người đang trong men tình ngây ngất thì “ông mối” hốt hoảng đến tìm chàng: “Anh xin lỗi, con M. (tên nàng) nó cặp với đại gia bao lâu nay. Anh quen nó mà chẳng hay biết gì, tưởng nó ngoan hiền lắm…”. Chàng sốc và đau đớn như đứt từng khúc ruột. Cuộc tình đẹp của chàng trong phút chốc nổ bụp như bong bóng xà phòng.

Công việc của chàng sáng sủa từng nào thì đường tình duyên tối mù như đêm 30 nhường ấy. Thất bại liên tiếp với 4 đối tượng tưởng như sẽ có kết cục đẹp khiến chàng nản hết cả ý chí. Mấy thằng bạn thân suốt ngày bảo: “Mắt nhắm mắt mở thôi, phiên phiến đi chứ tìm đâu ra người hoàn hảo!”. Thực ra chàng cũng muốn phiên phiến lắm chứ, nhưng cưới vợ thì dễ mà tìm được hạnh phúc thì không dễ chút nào. Đúng là để gặp và lấy được người mình yêu, yêu mình, đồng điệu với mình thì cần phải có duyên. Chàng quyết định dừng lại và để tùy duyên.

Cuối cùng thì đối tượng chống ế đã đến bên chàng khi chỉ còn vài tháng nữa là chàng đón sinh nhật lần thứ 39. Nàng cũng là một gái ế ngoài băm. Tuy cũng không xinh xắn, sành điệu gì nhưng nói chuyện với nàng, chàng rất thấy hợp gu. Vì nàng nói chuyện dí dỏm, hài hước và có duyên ngầm khiến chàng mê mẩn. Chàng chẳng hiểu sao, thiên hạ lại để nàng ế sưng lâu thế. Còn chàng lại thấy nàng đúng là một nửa hoàn hảo dành cho mình. 

Có lẽ cả 2 người đều đi qua ít nhiều mối tình mới đến được với nhau nên đám cưới ai cũng hào hứng như… hồi xuân vậy. Từ nay 2 kẻ trai già - gái già đã chính thức thoát ế
!

"Đào mỏ tôi vẫn chưa đủ sao..."

Cô đẩy mạnh cửa bước vào, nhìn Hà giận dữ, giang tay tát mạnh thẳng mặt Hà quát: “Anh đúng là khốn nạn! Tôi thật ngu khi không nhận ra bộ mặt thật của anh. Đào mỏ tôi chưa đủ sao, cái nhà anh đừng mơ!”.

Lần đầu gặp Hà, cô trúng ngay tiếng sét ái tình. Hà cao ráo, cười rất duyên, nói chuyện hóm hỉnh. Về phần cô, nhan sắc thuộc hàng khá, gia đình lại có điều kiện. Khi biết Hà chưa người yêu, cô mừng thầm nghĩ phải nhanh tay cưa, con gái thời hiện đại nên chủ động, cọc đi tìm trâuthì mới được "trâu" ngon. Đọc xong tình yêu của Hà các bạn chắc sẽ không muốn yêu thêm, biết đâu đen tình đỏ bạc tối quất con lô con đề lại trúng lớn, nếu có đánh hãy xem kqxs nhé ^^. Trúng bạc tỷ cho mình vài view là mình vui rồi.

Cô mời Hà đi café, hỏi dò sở thích. Lúc đầu Hà thích đôi ba đĩa nhạc xịn, vài quyển sách hiếm, sau Hà nói thích đôi giày hàng hiệu, ví da… cô mua tặng Hà hết, dù hai người chưa là gì của nhau. Để cưa đổ Hà, cô không ngần ngại hy sinh bớt sở thích mua sắm, coi đây là khoản đầu tư hạnh phúc tương lai.

Nghe cô tâm sự, người bạn thân của cô ngạc nhiên: “Thằng đó nhận hết quà của mày?”. Cô cười: “Thay vì chàng tặng tao, thì tao tặng chàng, ai đi cưa không phải mất tình phí”. Bạn mắng cô: “Mày điên sao, đời còn dài, trai còn nhiều, việc gì phải mất giá, thằng này không đáng mặt đàn ông!”. Nghe bạn nói nặng lời về Hà, cô tự ái. 

Trời không phụ công, sau hai tháng, Hà đồng ý làm bạn trai cô. Buổi hẹn đầu tiên, muốn tạo không khí lãng mạn, Hà đặt chỗ trong nhà hàng sang trọng, hai người ăn uống chuyện trò vui vẻ. Cô hy vọng trực giác không đánh lừa, Hà sẽ là người yêu tuyệt vời.

"Đào mỏ tôi vẫn chưa đủ sao..." 1
Yêu nhau chưa lâu mà nhiều khi cô mệt vì phải lo toan cho anh (Ảnh minh họa).

Lúc thanh toán, Hà cầm hóa đơn xem, rồi ngập ngừng đưa cho cô nói khẽ: “Em thanh toán giúp anh được không? Anh xin lỗi. Chết thật, anh vội đi gặp em, quên chưa rút thêm tiền bỏ ví”. Cô cười: “Không sao, mình yêu nhau ai chẳng được. Lúc cưa anh, đi café toàn em thanh toán, anh có nói gì đâu, nay anh lạ thế!”.

Hà tâm sự: “Bố mẹ anh ở quê vất vả, kiếm được đồng tiền mất bao mồ hôi công sức, bố mẹ khổ cực nhiều mới lo cho anh ăn học đàng hoàng. Giờ đi làm, chưa có nhiều tiền nhưng hàng tháng anh gửi về đôi triệu đỡ đần cho bố mẹ”. Cô thấy anh hiếu thảo với bố mẹ, thêm tin yêu. Mỗi khi anh nói hết tiền, cô biết ý bỏ thêm vào ví anh mấy trăm  không nói gì, Hà cũng im lặng tỏ ra không biết, Hà tiêu tiền của cô nhiều lần như thế.

Công việc của Hà đòi hỏi hình thức, mỗi lần mua quần áo, anh rủ cô đi cùng và luôn miệng nói: “Người yêu ngắm cho mới chuẩn”. Thử xong, dù cô khen anh mặc rất đẹp, rất hợp, Hà vẫn treo lại nói: “Đắt quá, thôi mình về, để hôm khác mua vậy. Nhưng không biết lần sau có tìm được bộ ưng ý nữa không...”. Cô kéo tay anh dừng lại bảo: “Anh lấy đi, em mua tặng anh”. Tính ra, quần áo Hà mặc chủ yếu đều cô mua tặng.

Chiếc xe Dream cũ nhiều hôm đang đi chết máy ngang đường làm Hà bực mình. Khi nghe cô khoe mới được thưởng, Hà thủ thỉ với cô:  “Công việc anh phải đi quan hệ, gặp đối tác nhiều, đi chiếc xe cà tàng, nhiều người họ nhìn đánh giá ngại chín mặt, hay em lo cho anh mượn ít nhiều, anh đổi xe được không?”. Hà nói thế, cô nỡ lòng nào không giúp, hơn nữa yêu nhau tính toán nhiều quá mất hay đi. Chiếc xe ga Hà mới mua, nửa tiền là của cô.

Mua xe vừa xong, Hà tính đổi mới điện thoại luôn. Anh than vãn: “Cả công ty ai cũng máy đẹp, thời thượng, dùng cục gạch như anh nhiều lúc thấy xấu hổ, giờ điện thoại có đáng bao, vài triệu máy mới đủ chức năng...”.  Đúng là điện thoại vài triệu có, nhưng với người lúc nào cũng hết tiền như Hà thì không thể nói không đáng bao, cô lại phải giúp anh.

Hà phàn nàn với cô: “Cơm quán họ nấu không ngon, không đảm bảo an toàn vệ sinh, anh làm về mệt không nuốt nổi. Em nấu cơm cho anh ăn cùng, làm về anh ghé qua. Hai đứa ăn cho vui. Suốt ngày anh ăn một mình, nhiều hôm bỏ dở bát”. Cô nghĩ Hà nói phải, cô ăn cơm một mình cũng buồn, Hà ăn cơm quán mãi thì khổ, hai người ăn cho đầm ấm, yêu nhau nên chăm sóc nhau.

Hà ăn cơm cô nấu mấy tháng nay, chưa khi nào hỏi cô về việc đi chợ chi tiêu thế nào, không có ý kiến đóng góp tiền vào việc thổi cơm chung của hai người. Cứ đến bữa là anh ăn, ăn xong anh về. Hà mặc nhiên như cô có nghĩa vụ nuôi anh vậy. 

Cô ngại không hỏi Hà nhưng trong lòng không vui. Không phải cô tiếc tiền, mà cô cảm thấy Hà không có trách nhiệm với cô. Yêu nhau chưa lâu mà nhiều khi cô mệt vì phải lo toan cho anh. Nhiều việc Hà làm, đối xử với cô, nhất là liên quan đến kinh tế không khỏi làm cô băn khoăn suy nghĩ.

"Đào mỏ tôi vẫn chưa đủ sao..." 2
Cô dần lung lay niềm tin vào tình yêu của Hà (Ảnh minh họa).

Khi nói đến dự định tương lai hai đứa, Hà hay hỏi cô những câu đại loại: “Lương em bao nhiêu, ngoài lương có thêm khoản gì khác không?", "Đi làm mấy năm ở tập đoàn lớn, chắc em tiết kiệm được khá rồi nhỉ?”. Những câu hỏi của Hà làm cô khó chịu. Chuyện thế này cô nghĩ không nên hỏi. Yêu nhau, tin tưởng nhau và xác định rõ tương lai, cô sẽ sẵn lòng chia sẻ với Hà.

Chưa dừng ở đó, gần đây Hà còn liên tục hỏi: “Nhà em có mấy mảnh đất liền, bố mẹ có tính cho em mảnh nào không? Sau mình mua nhà chắc phải hỏi bố mẹ giúp đỡ em nhỉ”, "Nhà em có mỗi hai chị em gái, bố mẹ không cho em thì cho ai?"...

Nghe Hà nói, cô bực mình gắt: “Chuyện đó anh quan tâm sớm làm gì. Bố mẹ tính thế nào làm sao em biết. Anh đừng hỏi những chuyện thế này thêm lần nào nữa”. Cô dần lung lay niềm tin vào tình yêu của Hà vì cô biết chuyện những anh chàng đào mỏ, muốn núp bóng nhà vợ đâu còn hiếm.

Một ngày, cô qua phòng Hà chơi, vô tình nghe anh nói chuyện điện thoại to với bạn: “Con người yêu tao dễ tin lắm. Từ ngày yêu nó, tao đổi đời xe, điện thoại, quần áo... liên tục. Nhưng những thứ đó vặt vãnh lắm, chẳng thấm vào đâu cả, quan trọng phải đổi đời cái nhà cơ. Mày nghe tao, tìm em nào nhà mặt phố, bố làm quan mà yêu. Mình nghèo, yêu gái nghèo thì khổ thôi rồi...”.

Hà không biết cô đứng ngoài cửa từ bao giờ. Cô đẩy mạnh cửa bước vào, nhìn Hà giận dữ, giang tay tát mạnh thẳng mặt bạn trai và quát: “Anh đúng là khốn nạn! Tôi thật ngu khi không nhận ra bộ mặt thật của anh. Đào mỏ tôi chưa đủ sao, cái nhà anh đừng mơ!”. Cô khóc đau đớn bỏ đi thẳng mặc cho Hà níu kéo bằng những lời xin lỗi phía sau lưng.