Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Tình yêu của người chồng một chân nuôi vợ ung thư

Gia cảnh nghèo khó, vợ ung thư vú, ông Thái mất một chân vẫn hàng ngày lăn xe đi bán vé số khắp Sài Gòn kiếm tiền chữa bệnh cho bà xã.
Căn gác trọ xập xệ nằm ở cuối con hẻm đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TP HCM) là nơi tá túc qua ngày của vợ chồng ông Nguyễn Thành Thái và bà Nguyễn Thị Hậu. Bị cụt một chân vì bom mìn, ngày nào ông Thái cũng dậy sớm lăn chiếc xe 3 bánh đến từng ngõ ngách Sài Gòn để bán vé số và bán thêm tờ dò kqxs để kiếm tiền nuôi gia đình và đưa vợ đi chữa trị ở Bệnh viện Ung bướu.
HOAN-CANH-dang-thuong3-5561-1406782424.j
Hàng ngày trên đường đi làm, ông Thái tranh thủ hái những loại cây cỏ về rửa sạch, phơi khô rồi sắc cho vợ uống. Ảnh: Thi Trân.
Ông Thái (55 tuổi) nhớ lại, hơn 3 năm qua kể từ khi phát hiện bà Hậu mắc bệnh hiểm nghèo cũng ngần ấy thời gian 2 vợ chồng dắt díu nhau lên thành phố bán vé số tìm kế sinh nhai, để lại 2 đứa con thơ cho ông bà nội trông giúp. "Có ai muốn bỏ nhà bỏ con mà đi đâu, nhưng nếu cứ sống ở quê thì lấy tiền đâu chữa bệnh. Từ khi chúng tôi lên thành phố, việc ăn ở thiếu thốn hơn trước nhiều, nhưng được cái bán xổ số có đồng ra đồng vào để lo thuốc thang cho bà ấy", người đàn ông nước da đen sạm trầm tư nói.
Nghe chồng nói thế, bà Hậu đang nằm co ro trên giường cũng gượng dậy, bảo: "Từ ngày tôi phẫu thuật xong, trái nắng trở trời là cánh tay phải đau buốt ghê gớm. Được cái ông ấy thương tôi, nói cứ ở nhà dưỡng bệnh không phải lo gì cả. Nhiều hôm thấy thương chồng, tôi kêu để v đi bán dùm ông ấy cũng không chịu". 
Cầm bát thuốc nam với đủ loại cây cỏ từ mần trầu, hà thủ ô... do chồng sắc đưa cho, bà Hậu vừa thổi vừa uống. Thuốc hơi đắng nhưng bà vẫn cố uống cho cạn để chồng vui lòng.
HOAN-CANH-dang-thuong4-7584-1406782425.j
Nghe mách loại thuốc nào tốt cho người bị ung thư, ông Thái tìm hái cho bằng được. Đến nay, ông đã để dành được một bao thuốc đã phơi khô cho vợ uống dần. Ảnh:Thi Trân
Nghĩ lại thời gian đầu phát hiện bệnh, người phụ nữ khuôn mặt khắc khổ vẫn chưa hết bàng hoàng. “Lúc đó tôi chỉ thấy mệt mỏi, rụng tóc, sờ thì thy ngực phải nổi lên một cục u nh nhưng không nghĩ là bệnh. Cho đến khi tôi ngất xỉu trên đường đi bán vé số, được đưa vào bệnh viện mới biết mình bị ung thư vú giai đoạn 3”. 
Thương vợ bệnh tật, ông Thái luôn ở bên động viên "còn nước còn tát". Mặt khác, ông chạy vạy ngược xuôi mượn tiền để đưa vợ đi phẫu thuật. Ông bảo: “Lúc vợ chưa bệnh thì tôi làm một, giờ phải cố gắng gấp 3 lần. Ngày nào không bán vé số là ngày đó vợ chồng không có gì ăn nên dù nắng mưa thế nào tôi cũng không dám nghỉ". 
Cách đây 6 tháng, bà Hậu đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú bên phải. Hiện nay căn bệnh đã được kiểm soát, nhưng bà vẫn phải tái khám hàng tuần để điều trị tác dụng phụ của thuốc. Ông Thái tần ngần bảo: "Khổ bao nhiêu cũng không sao nhưng nỗi buồn lớn nhất của vợ chồng tôi là sắp nhỏ ở quê phải nghỉ học sớm vì không có tiền đóng học phí".
HOAN-CANH-dang-thuong1-9548-1406782425.j
Sáng dậy sớm đi làm, buổi trưa ông Thái tranh thủ về nhà nấu cơm cho vợ ăn. Ảnh:Thi Trân.
Nhớ lại thuở 2 người mới nên duyên vợ chồng, khuôn mặt bà Hậu tươi tỉnh hẳn. Bà luôn nhận mình may mắn khi lấy được người chồng hết mực yêu thương vợ dù cuộc sống nghèo khóNgày trước 2 người cùng bán vé số ở Vĩnh Long. Cô gái quê đã phải lòng chàng đồng hương khi ngồi nghe anh tâm s về tai nạn hồi còn là thanh niên, trong một lần cuốc vườn đã gặp phải một quả mìn phát nổ khiến anh cụt mất chân trái.
"Hoàn cảnh anh ấy như vậy mà vẫn chịu thương chịu khó làm ăn nên tôi thương. Ba mẹ cấm cản, chúng tôi vẫn quyết định đám cưới. Từ đó đến nay ông ấy luôn yêu thương và chăm lo cho gia đình. Tôi chưa một lần hối hận về lựa chọn của mình", bà Hậu cười nhìn chồng đang ngồi rửa rau để chuẩn bị nấu bữa cơm trưa. Ở với nhau ngót 20 năm, ông Thái bảo tình cảm dành cho vợ vẫn như ngày đầu mới quen. “Vợ chồng cưới được nhau cũng vì chữ duyên. Còn sống ngày nào thì tôi cô gắng lo cho bà ấy đàng hoàng. Tôi chỉ sợ bà ấy buồn mà bệnh tình nặng hơn thì khổ”, ông chia sẻ.
Hàng ngày, ngoài thời gian đi bán vé số, ông Thái lại tranh thủ đi hái những loại cây dại mọc bên đường về rửa sạch, phơi khô rồi sắc cho vợ uống. “Những ngày vợ đi xạ trị hoặc hóa trị thì tui đưa đi rồi vội vã trở về bán vé số. Nói là đưa cho oai chứ thật ra 2 vợ chồng đi xe buýt vì tôi sợ vợ đi một mình dễ tủi thân”, ông nói rồi nhảy lò cò ra thêm củi vào bếp cho nồi thuốc nam đang sôi sùng sục đặt ngay mép hành lang nhà trọ ẩm thấp.
Hoàn cảnh của vợ chồng ông Thái được nhiều người láng giềng thông cảm chia sẻ. "Bà con khu phố mấy năm nay kêu gọi nhau giúp vợ chồng họ ít tiền thuốc men, gạo hay thức ăn, nhưng khổ nỗi bà con đều là dân lao động nên chẳng giúp được nhiều", bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ hội chữ thập đỏ trong khu vực nói
.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét